Hoạt động
Thông tin
Phiếu đề nghị kiểm định

Phiếu đề nghị huấn luyện

Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ

Hỗ trợ trực tuyến
Mr Giang -0906117717
Ms Phương - 0903322218
Nha Trang - Mr Tân 0979781284
Đà Nẵng - Mr Thưởng 0905268439

 
Kiểm định bình chịu áp lực
 

Các thiết bị chịu áp lực nói chung là các thiết bị làm việc ở trạng thái áp suất cao hơn áp suất khí quyển.

Hiện nay theo các quy phạm an toàn, những thiết bị làm việc với áp suất từ 0,7 kG/cm2 trở lên được coi là các thiết bị chịu áp lực.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam thiết bị chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2 và có tích số P.V ≥ 200 (với P-áp suất: tính bằng kG/cm2  và V-thể tích: tính bằng Lít ) thì mới phải tiến hành kiểm định.

Trong công nghiệp, các thiết bị chịu áp lực chủ yếu gồm hai loại sau:

1- Các thiết bị không bị đốt nóng, gồm các lọai bình như: bể, xitec, thùng chứa, bình chứa không khí nén; các chai chứa khí nén như: ôxy, axêtylen, CO2,... ; các chai chứa khí hóa lỏng như: chai gas LPG, chai gas NH3, chai gas frêon,…; các ống dẫn môi chất có áp suất.

2- Các thiết bị bị đốt nóng, bao gồm các loại nồi hơi và các bộ phận của nó, các balông hơi, nồi hấp, nồi sấy, v.v…Nguồn nhiệt để đốt nóng các thiết bị này là ngọn lửa trực tiếp hay khói có nhiệt độ cao như ở các nồi hơi, hoặc do bản thân môi chất trong nó như ở các nồi hấp, sấy. Hoặc dùng điện như các nồi hơi đun điện, nồi hấp y tế.

Trong thực tế, nồi hơi được xem là một thiết bị chịu áp lực riêng lẻ (có tiêu chuẩn riêng cho nồi hơi), các thiết bị còn lại gọi chung là các bình chịu áp lực (có tiêu chuẩn riêng cho bình chịu áp lực).

Do đó trong thực tế kiểm định các thiết bị như: bình chứa khí nén (máy nén khí), bồn chứa khí các loại (bồn Gas, bồn Nitơ, bồn Argon …), nồi hơi đun điện, nồi đun nước nóng, nồi nấu … thuộc danh mục các thiết bị chịu áp lực và tính phí như nhau dựa vào dung tích chứa của thiết bị.

Việc kiểm  định kỹ thuật thiết bị phải  được thực hiện trong những trường hợp sau

- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;

- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;

- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;

- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Thời hạn kiểm định định kỳ bình áp lực là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần.

Tài liệu tham khảo:

2. Một số tiêu chuẩn về bình chịu áp lực:

-          TCVN 8366:2010: Bình chịu áp lực. Yêu cầu về thiết kế và chế tạo

-          TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

-          TCVN 7472:2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết

-          QCVN 01-2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực.

 
Thông tin cần biết
> Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001:2015
> Công ty nhận Quyết định và giấy chứng chỉ đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15
> Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của luật an toàn lao động- Vệ sinh lao động
> Công ty nhận Quyết định và giấy chứng chỉ đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại thông tư 27/2013 của BLĐ TBXH
> Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
> Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
> Quy trình kiểm định an toàn
> Biển báo an toàn
Tiện ích



Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 958715
Đang online: 15

Design by